Nhằm bảo vệ môi trường khỏi những ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, các công trình bể lắng xử lý nước thải được xây dựng với hình chữ nhật, cho phép lưu nước thải với thời gian nhất định nhằm tạo điều kiện cho các chất lơ lửng dưới tác dụng của trọng lực có thể lắng chất thải xuống đáy sau đó chất thải sẽ được xử lý.
BỂ LẮNG LÀ GÌ?
Bể lắng là thiết bị sử dụng để tách các loại tạp chất lơ lửng có trong nước dưới tác dụng của trọng lực. Được ứng dụng trong các nhà máy xử lý nước sạch, xử lý nước thải, các khu công nghiệp, khu chế suất ăn công nghiệp, công nghiệp chế biến.
Trong quá trình lắng đọng các chất thải, các chất lơ lửng phân bố không đồng đều theo chiều cao lớp nước thải. Qua một thời gian xuất hiện các lớp nước trong và các chất thải ở cặn đáy. Các lớp chất lơ lửng ở đáy ngày càng cao nêí không được lấy ra thì các lớp chất thải này sẽ bị nén xuống và chiều cao giảm dần.
Trong bể lắng liên tục tạo ra các vùng tương tự và chiều cao của chúng không thay đổi trong suốt quá trình
CÁC LOẠI BỂ LẮNG SỬ DỤNG PHỔ BIẾN:
1. Bể lắng ngang
Nguyên tắc hoạt động
Nước thải theo máng phân phối ngang vào bể qua đập tràn thành mỏng hoặc tường đục lỗ xây dựng ở đầu bể sẽ chuyển động từ đầu này đến đầu kia của bể. Sau khi qua vùng lắng nước sẽ qua máng thu nước và qua công trình tiếp theo. Các hạt cặn lắng sẽ được thu gom lại ở hố thu cặn và được xả ra ngoài theo ống xả cặn. Các cặn nổi được giữ lại nhờ máng thu chất nổi.
Tấm chắn ở đầu bể đặt cách thành cửa vào khoảng 0.5 – 1 m và không nông hơn 0.2m với mục đích phân phối đều nước trên toàn bộ chiều rông của bể.
Đáy bể làm dốc i = 0.01 để thuận tiện cho việc thu gom cặn. Độ dốc của hố thu cặn không nhỏ hơn 450.
Vận tốc dòng nước chảy của nước thải trong bể lắng không được lớn hơn 0.01m/s, thồi gian lưu từ 1-3 giờ
2. Bể lắng đứng
* Nguyên tắc hoạt động
Nước thải theo máng chảy vào ống trung tâm. Sau khi ra khỏi ống trung tâm, nước thải va vào thành bể và chuyển động đi lên, các hạt cặn rơi xuống đáy bể vào hố thu cặn. Nước sau khi lắng tràn qua máng thu đặt xung quanh thành theo ống dẫn qua công trình tiếp theo.
Hiệu quả lắng phụ thuộc vào:
– Tính chất cặn
– Diện tích bề mặt
– Chiều cao lắng
– Thời gian nước lưu
3. Bể lắng ly tâm
* Nguyên lý hoạt động
Nước thải được dẫn vào bể theo chiều từ tâm ra thành bể và được thu vào máng tập trung và dẫn ra ngoài. Cặn lắng xuống đáy được tập trung lại để đưa ra ngoài nhờ hệ thống gạt cặn quay tròn.
Bể lắng làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và các tạp chất nổi chứa trong nước thải. Quá trình lắng chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: lưu lượng nước thải, thời gian lắng, khối lượng riêng và tải lượng tính theo chất rắn lơ lửng, vận tốc dòng chảy trong bể, nhiệt độ nước thải và kích thước bể lắng. Tùy thuộc vào kích cỡ và mật độ của các hạt, có 4 loại quy trình lắng cặn như sau:
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bể lắng nước thải”